Thấy

Thấy

Tay chỉ lên trời thấy trời
Tay chỉ xuống đất thấy đất
Phải chăng tay thấy chứ chẳng phải mắt thấy?
Mắt nhìn trời thấy trời
Mắt nhìn đất thấy đất
Phải chăng mắt thấy chứ chẳng phải Ta thấy?
Nhắm mắt nhìn trời không thấy trời
Nhắm mắt nhìn đất không thấy đất
Phải chăng mắt không thấy chứ chẳng phải Ta không thấy?
Nhắm mắt nhìn trời thấy trời
Nhắm mắt nhìn đất thấy đất
Phải chăng Tưởng thấy chứ chẳng phải Ta thấy?
Nhắm mắt không nhìn trời chẳng thấy trời
Nhắm mắt không nhìn đất chẳng thấy đất
Phải chăng Ta không nhìn chứ chẳng phải không thấy?
Nhắm mắt không nhìn trời không nhìn đất
Chẳng thấy gì
À, thì ra ta đang thấy.

Nghi án I – “Nhật Ký Trong Tù” tác giả thực sự là ai?

Với tư cách là người thích đọc các tác phẩm văn học cũng như là thi ca của Việt Nam và cũng là người yêu thích lịch sử Việt Nam và tôn trọng sự thật, tôi mạn phép viết lên các dòng nghi vấn này nhằm muốn làm rõ sự thật. Bài viết này hoàn toàn không nhằm mục đích chính trị gì cả bởi vì nó chỉ đơn thuần là tìm hiểu cho rõ ngọn ngành trắng đen về tác giả cuốn “Nhật Ký Trong Tù” mà nào giờ các em học sinh trung học đều được học qua, và SGK hiện tại thì cho đó là tác phẩm của Hồ Chí Minh. Với thời đại Internet ngày nay chúng ta được tiếp cận các nguồn thông tin đa chiều, đã qua rồi cái thời người ta nói gì thì chỉ biết nghe vậy. Internet ngày nay đã thay đổi cả thế giới. Thông tin được chia sẽ rộng rãi và được kiểm định từ nhiều nguồn nên không thể nhắm mắt nghe theo ai đó muốn nói sao thì nói được. Internet đã khai tử những chuyện bưng bít thông tin, đưa tin một chiều và cố tình nhàu nặng nó theo một ý đồ riêng nào đó.

Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh là tôi là người rất yêu chuộng sự thật, muốn làm rõ trắng đen về tác giả thực sự của tác phẩm trên. Nếu ai cho rằng chỉ vì nội dung đụng chạm đến nhân vật Hồ Chí Minh mà chính trị hóa và nghiêm trọng hóa vấn đề thì nên xem lại vì mục đích chính của bài viết này chỉ muốn làm sáng tỏ sự thật về tác giả của tập thơ trên mà thôi. Không hề liên quan gì đến chính trị cả chỉ đơn thuần là muốn làm sáng tỏ một vấn đề. Nếu bạn nào có phản bác điều gì thì nên dùng lập luận và chứng cứ hẳn hoi không nên dùng những lời nói suông hoặc cố tình bẻ vấn đề đi vào một chiều hướng khác thì tôi sẽ xóa ngay comment đó mà không cần báo trước.

Trước tiên đi vào vấn đề thì tôi xin giới thiệu sơ qua về tập thơ “Nhật ký trong tù”:

Như chúng ta đều biết thì “Nhật Ký Trong Tù” hay “Ngục Trung Nhật Ký” khi được ấn hành đều ghi tác giả là Hồ Chí Minh và SGK hiện tại khi đưa vào giảng dạy cho học sinh trung học cũng đề tác giả là Hồ Chí Minh. Và cũng theo đó có đề cập đến đó là “tập thơ trên được viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943, trong thời gian ông bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và giải đi khắp các nhà giam ở Quảng Tây, Trung Quốc”. Còn nguyên gốc tập thơ chỉ là một quyển sổ tay nhỏ, bìa xanh đã bạc màu, có ghi bốn chữ “Ngục trung nhật ký” (hay Nhật ký trong tù) kèm theo bốn câu thơ và một hình vẽ hai nắm tay bị xích; bên trong gồm hơn 100 bài thơ chữ Hán và một số ghi chép. Tập thơ được nhiều người đánh giá là một thể hiện khác của con người Hồ Chí Minh qua cái nhìn của một nhà thơ. Tác phẩm Nhật ký trong tù đã được xuất bản nhiều lần, được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới, nhiều lần được thể hiện bằng thư pháp tiếng Việt, Hán, Hàn, Nhật…

Để làm sáng tỏ vấn đề tôi xin được phép đưa ra những luận cứ nghi vấn về tác giả của tập thơ mà tôi đã tham khảo từ nhiều nguồn thông tin.

Nghi vấn một: Chuyện ngày tháng trên bìa cuốn sách

ảnh bìa

Chúng ta đều thấy rõ trên bìa cuốn sổ có 2 ngày tháng đó là ngày “29/8/1932” và hàng thứ hai là “10/9/1933

Tại sao lại có hai dòng ghi ngày tháng nhầm lẫn này? và vì sao lại là “29/8/1932” và “10/9/1933” mà lại không phải là ngày 29/8/1942-10/9/1943 như chính lời Hồ Chí Minh từng xác nhận là ông đã ở tù vào năm 1942-1943?!

Ta nên nhớ Hồ Chí Minh chỉ ở tù từ năm 1942-1943, Có hai giả thuyết đặt ra cho sự nhầm lẫn này:

_Hồ Chí Minh đã viết lầm trên bản gốc. Nhưng nếu lầm thì tại sao lại cả một thâm niên? Khả năng này rất thấp.

_Tập thơ này do một người nào đó viết ra và Hồ Chí Minh bằng cách nào đó đã có được nó và viết thêm vào đó. Sau đó những người xuất bản sau này vẫn cứ để là do Hồ Chí Minh sáng tác ?!

(Còn tiếp).

Tư tưởng “Phản Động” của một đứa trẻ !?

Bữa nọ khi đang xem phim “Tiếu Ngạo Giang Hồ” một kiệt tác của Kim Dung đến đoạn một nhân vật trong Ma Giáo gọi “Nhạc Bất Quần” là một tên “Ngụy quân tử” bất chợt đứa con gái nhỏ hỏi tôi:

Ba ơi, Ngụy quân tử là nghĩa gì vậy ba?

Sau vài giây suy nghĩ tôi trả lời:

Ngụy tức là giả tạo, Ngụy quân tử là một kẻ tiểu nhân, là một kẻ xấu, nhưng lúc nào cũng giả bộ và tỏ vẻ như mình là người tốt, là một người quân tử đó con. Nói tóm lại đó là người xấu.

Sau một hồi suy nghĩ nó hỏi tiếp:

Con nghe cô con bảo là những người đi lính ngày xưa lúc chiến tranh là “Lính Ngụy” là “Quân Giặc”, vậy Ông Nội cũng đi lính ngày xưa cũng là “Lính Ngụy” vậy ông nội là người xấu hả ba? Con thấy Ông Nội tốt lắm mà, Ông Nội thương con lắm mà?! Vậy sao cô con lại gọi Ông Nội là “Lính Ngụy” vậy ba?

Nghe tới đây tôi chỉ muốn cắn lưỡi … chẳng lẽ mới vừa dạy con như thế rồi chẳng lẽ nói ngượi lại … mà đúng ra thì mình nói cũng đâu có sai? chẳng lẽ giờ lại bảo là cô giáo nó nói sai? Nếu nói thế thì vào trường làm sao nó nghe lời cô nó dạy nữa? Tôi lạnh toát cả mồ hôi. Sau một hồi định thần tôi trả lời nó.
Tiếp tục đọc

Văn tế

Văn tế
(Dựa theo văn tế nghĩa sĩ cần giuộc
Thành thật cáo lỗi trước linh hồn của cụ Đồ.)

Hỡi ơi!

Bè phái nổi đầy
Mem bờ đều rõ
Năm năm cùng gây dựng
Xưa ắt còn nổi danh diễn đàn
Một topic dẹp tan bè phái,

Nick bị lock tiếng vang vẫn còn.

Nhớ nick xưa

Một mình bôn ba
Chẳng lo khốn khó
Không quen nịnh hót chẳng thích dèm pha
Chỉ biết forum anh em toàn thể
Việc code, trả lời không hề sợ khó
Tay vốn gõ quen
Học sercurity, học RE, học hack
Mắt không cần ngó (keyboard)
Tiếng nói vang chẳng sợ một ai
Thói ngang tàng không ai có được
Ghét thói bè phái như nhà nông ghét cỏ
Chẳng ưa cậy quyền ức hiếp member
Bóp cổ bóp hầu chẳng cho bàn luận
Không phải trốn ngược trốn xuôi
Chuyến này quyết ra tay đả hổ.
Tiếp tục đọc

Chuyện của Fèn

Chuyện của Fèn.
(Cốt chuyện dựa trên chuyện có thật trên một diễn đàn bảo mật có uy tín, nhưng nhân vật chỉ là hư cấu)

Fèn là tên của một chú chó hoang, tiếng anh gọi là Dog-Fèn hay là Fèn-Dog. Fèn rất đẹp mã, nó có bộ lông vàng óng, trên đầu và lưng còn có những vòng xoáy thật ấn tượng. Hai chân sau của nó có hai cái vuốt cong vút và dài ngoằng. Theo dân gian thì tướng chó này đúng là một con chó tốt.

Lúc chưa về nhà chủ hay đúng ra là chưa được lão Công già nhận nuôi thì Fèn vẫn còn là một chú chó hoang, nhà của nó là những gầm cầu, những ngôi nhà bị bỏ hoang hoặc là những nơi tạm bợ đâu đó. Fèn có biệt tài là chui lỗ chó nhà thiên hạ để trộm gà và bắt vịt nên được những con chó hoang khác nể phục và xưng hô như một đại ca thực sự. Thuở đó, Fèn thường hay có những trò tinh quái và hoang dã nhất theo đúng như bản năng của một loài chó hoang.

Tiếp tục đọc